Bị chuyên gia Hoa Kỳ cáo buộc gây chia rẽ bầu cử, phía Iran nói gì?
Tin Quốc Tế

Bị chuyên gia Hoa Kỳ cáo buộc gây chia rẽ bầu cử, phía Iran nói gì?

(TAP) - Nghiên cứu gần đây từ các chuyên gia Microsoft cho rằng, Iran gây chia rẽ hoạt động bầu cử Hoa Kỳ thông qua tấn công mạng và các trang tin giả. Ngay lập tức, đại diện chính quyền Tehran (thủ đô Iran) đã lên tiếng giải thích.

Theo một báo cáo tình báo của Microsoft có tên “Iran bước vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2024 với các hoạt động gây ảnh hưởng được kích hoạt bằng mạng” (Iran steps into US election 2024 with cyber-enabled influence operations) công bố ngày 9/8, tập đoàn công nghệ phía Washington, D.C cho biết, đã xác định một số trang web được cho là xuất phát từ phía Iran.

Bằng cách khai thác và đưa các tin có tác động đến dư luận trong nước, Microsoft quan ngại, một số phần từ phía Iran có thể nhắm vào các cử tri ở cả cánh tả và cánh hữu.

Điển hình như một trang tên “Nio Thinker”, với những mô tả “điểm đến lý tưởng để tìm kiếm tin tức và phân tích sâu sắc, tiến bộ, thách thức hiện trạng” (your go-to destination for insightful, progressive news and analysis that challenges the status quo).

Bị chuyên gia Hoa Kỳ cáo buộc gây chia rẽ bầu cử, phía Iran nói gì?

“Nio Thinker” - Trang web bị chuyên gia Hoa Kỳ cáo buộc là do Iran quản lý (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia phân tích thông tin tình báo Microsoft, Nio Thinker thường đăng các bài viết chỉ trích người đứng đầu của cả hai đảng phái.

Điển hình như nội dung được trang này đăng tải ngày 4/8 vừa qua, mặc dù chưa đưa bất kỳ lập luận nào thuyết phục, tác giả lại quy chụp cựu Tổng thống Donald Trump là “lực lượng phát xít” (fascist forces). Đồng thời, mỉa mai cả Phó Tổng thống Kamala Harris là “vị cứu tinh bất ngờ và vụng về” (Unexpected, Awkward Savior) khi xét thành tích và xuất thân của bà. Bị chuyên gia Hoa Kỳ cáo buộc gây chia rẽ bầu cử, phía Iran nói gì?

 Bị chuyên gia Hoa Kỳ cáo buộc gây chia rẽ bầu cử, phía Iran nói gì?

Nội dung và từ ngữ trên trang Nio Thinker (Nguồn: Internet”)

Một trường hợp khác được các nhà nghiên cứu Microsoft xác định là “Savannah Time”. Mặc dù thông tin và từ khóa tìm kiếm của trang tin tức này không còn hiển thị, truyền thông trong nước cho biết nó từng được ngụy trang dưới vỏ bọc một tờ báo địa phương để thể hiện lập trường bảo thủ.

Báo cáo từ Microsoft cũng lưu ý rằng đơn vị phía sau các trang web trên có khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lấy nội dung từ những ấn phẩm tin tức hợp pháp của Hoa Kỳ. Sau đó, tiến hành chỉnh sửa lại các bài viết theo hướng lồng ghép nội dung, thông điệp ẩn.

Trung tâm phân tích mối đe dọa của Microsoft tiết lộ, cơ quan này đã ghi nhận những hành vi tương tự và xác định nó thuộc một chương trình quấy nhiễu lớn hơn của Iran từ năm 2020. Theo đó, Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Hoa Kỳ cáo buộc thế lực từ phía Tehran đã núp trong bóng tối, điều hành hơn chục trang tin tức giả nhắm vào đối tượng người xem sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.

Mặc dù chưa thật sự gây ảnh hưởng do không được chia sẻ rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội, nhưng những trang này hoạt động tương đối sôi nổi thời gian gần đây, tức vào thời điểm nước rút cho cuộc đua vào Nhà Trắng.

Một điểm đáng chú ý khác được nêu trong bản báo cáo trên là thông qua hoạt động mạng, nhóm tội phạm công nghệ cao có mối quan hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (Islamic Revolutionary Guard Corps, viết tắt: IRGC), đã nhắm vào một “quan chức cấp cao trong chiến dịch tranh cử tổng thống” (high-ranking official on a presidential campaign) từ tháng 6.

Thực tế, theo thông tin từ Hội đồng kháng chiến quốc gia Iran (National Council of Resistance of Iran), nước này cũng nhận định, IRGC là tổ chức khủng bố gieo rắc hỗn loạn trên toàn thế giới và đàn áp người bất đồng chính kiến bên trong quốc gia. Người dân Tehran đã nhiều lần kêu gọi chính quyền tìm cách giải tán IRGC.

Bị chuyên gia Hoa Kỳ cáo buộc gây chia rẽ bầu cử, phía Iran nói gì?

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (Nguồn: National Council of Resistance of Iran)

Quay lại vụ tháng 6/2024, nhờ vào email lừa đảo chứa mã độc, IRGC đã cố gắng truy cập vào tài khoản thuộc về “một cựu ứng cử viên Tổng thống” (a former presidential candidate). Tuy nhiên, tên cá nhân bị ảnh hưởng vẫn chưa được tiết lộ, thông tin từ NBC News, Washington Post, Atlanta Journal-Constitution.

Trao đổi với truyền thông trong nước (Associated Press News), Phái đoàn thường trực của Iran tại Liên hợp quốc (United Nations, viết tắt: UN) cho biết, Iran cũng là nạn nhân của hoạt động tấn công mạng nhắm vào cơ sở hạ tầng, trung tâm dịch vụ công và các ngành công nghiệp. Năng lực mạng của quốc gia này chỉ nhằm phòng thủ và tương xứng với các mối đe dọa phải đối mặt.

Theo đó, người đại diện phát ngôn của chính quyền Tehran ở UN khẳng định, Iran không có ý định cũng như không có kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công mạng. Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ là vấn đề nội bộ mà nước này không can thiệp” (The U.S. presidential election is an internal matter in which Iran does not interfere).

Bị chuyên gia Hoa Kỳ cáo buộc gây chia rẽ bầu cử, phía Iran nói gì?

Cuộc bầu cử năm 2024 ở Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn vô cùng căng thẳng

Kelvin Huynh

 

 

 

 

Bình luận