Đầu tư vào Campuchia: Trung Quốc dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ năm và Hoa Kỳ không quá mặn mà
Tin Quốc Tế

Đầu tư vào Campuchia: Trung Quốc dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ năm và Hoa Kỳ không quá mặn mà

(TAP) - Tháng 5/2024 vừa qua, ghi nhận đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia dẫn đầu với 49,67% trên tổng nguồn vốn. Việt Nam xếp thứ năm (2,29%) và Hoa Kỳ sở hữu tỷ lệ thấp nhất, chỉ dưới 1% (0,63). Nguồn vốn đầu tư được phân bổ cho 25 dự án, trong đó có 8 dự án thuộc vùng đặc khu kinh tế.

Theo báo cáo của Hội đồng Phát triển Campuchia (Council for the Development of Cambodia, viết tắt: CDC) - cơ quan điều hành của Chính phủ Hoàng gia nước này đăng tải ngày 10/6 (giờ châu Á), xếp sau Bắc Kinh là chủ nhà Phnom Penh với hơn 30% đầu tư trong nước. Lần lượt sau đó là Singapore (10,15%); Úc (2,33%); Việt Nam; Hàn Quốc (2,05%); Senegal (3,03%), cuối cùng là Hoa Kỳ.

Sự xuất hiện của Hàn Quốc trong danh sách là tín hiệu được giới quan sát dự đoán từ trước, đặc biệt sau khi hai nước nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược từ 16/5 vừa qua. Theo đó, thông qua Quỹ Hợp tác Phát triển kinh tế (Economic Development Co-operation Fund (EDCF) của Seoul, quốc gia này sẽ tăng cường khoản vay cho Campuchia 1,5 tỷ USD lên đến 3 tỷ USD vào năm 2022 - 2030.

Đầu tư vào Campuchia: Trung Quốc dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ năm và Hoa Kỳ không quá mặn mà

Dự án xây dựng cầu Chak Angre Krom-Prek Pra ở thủ đô Phnom Penh (Nguồn: Phnom Penh Capital Hall)

Quay lại báo cáo của CDC, nhờ nguồn đầu tư trong và ngoài nước, ghi nhận khoảng 25 dự án đã được triển khai tại Phnom Penh tháng trước, với tổng số vốn hơn 246 triệu USD. Bao gồm 24 dự án mới, cùng với 01 dự án mở rộng sản xuất, góp phần tạo thêm 15.000 việc làm cho người lao động.

Trong số 25 dự án nêu trên, có 8 dự án nằm trong Đặc khu kinh tế (Special economic zone, viết tắt: SEZ) và 17 dự án thì không. Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trị chiếm hơn 180 triệu USD, trong khi cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác chiếm khoảng 65 triệu USD. Tỉnh Phnom Penh và Preah Sihanouk có nhiều dự án nhất trong tháng 5, với mỗi tỉnh có 5 dự án. Trong khi các tỉnh Kampong Chhnang, Kampot, Kandal và Kampong Cham có ít dự án nhất, với 1 dự án mỗi tỉnh.

Đầu tư vào Campuchia: Trung Quốc dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ năm và Hoa Kỳ không quá mặn mà

Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trị chiếm tỷ trọng gần như gấp 3 so với cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác ở Campuchia (Nguồn: Council for the Development of Cambodia)

Theo các chuyên gia từ CDC, có 03 dự án nằm ngoài nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cụ thể: Dự án cam kết phát triển nhà máy năng lượng mặt trời công suất 60 megawatt (MW) với hệ thống lưu trữ điện tại tỉnh Kampong Chhnang, với vốn đầu tư hơn 65 triệu USD, dự kiến sẽ tạo ra 35 việc làm; Thứ hai là dự án xây dựng một nhà máy luyện kim và chế biến đặt tại quận Prey Nop của Preah Sihanouk, với nguồn tài chính hơn 26 triệu USD và cung cấp 317 việc làm; Thứ ba là dự án xây dựng nhà máy ống thép tại Sihanoukville với vốn đầu tư hơn 16 triệu USD, tạo ra 229 việc làm mới.

Shien Long

 

Bình luận