Hoa Kỳ: Kinh tế tăng trưởng nhanh trong Quý II, tín hiệu Fed sẽ điều chỉnh lãi xuất?
Tin Hoa Kỳ

Hoa Kỳ: Kinh tế tăng trưởng nhanh trong Quý II, tín hiệu Fed sẽ điều chỉnh lãi xuất?

(TAP) - Hoạt động kinh tế tại Hoa Kỳ tăng mạnh hơn so với dự kiến trong Quý II/2024. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy Fed có khả năng tiến hành đợt cắt giảm đầu tiên trong bốn năm kể từ năm 2020.

Theo số liệu thống kê Quý II/2024 từ Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (Bureau of Economic Analysis, viết tắt: BEA), trong giai đoạn từ tháng 4 - 6, tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất tăng nhanh với tốc độ 2,8%. Chuyên gia cho biết, động lực dẫn đến sự tăng trưởng trên được thúc đẩy bởi: Sức tiêu dùng mạnh mẽ; đóng góp từ đầu tư hàng tồn kho tư nhân và chi tiêu của Chính phủ.

Cụ thể, theo báo cáo bởi BEA, hoạt động mua sắm của người tiêu dùng đã tăng 2,3% trong Quý II vừa qua - tức cao hơn rất nhiều so với mức chỉ 1,5% ở Quý I. Trong đó, cả chi tiêu cho dịch vụ và hàng hóa đều tăng mạnh. Như đã đề cập, hàng tồn kho cũng có đóng góp đáng kể khi tăng thêm 0,82 % trên tổng số. Đồng thời, chi tiêu từ chính phủ ghi nhận tăng 3,9% ở cấp liên bang, bao gồm mức tăng 5,2% về chi tiêu quốc phòng.

Báo cáo từ Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ cho thấy tổng hàng hóa và dịch vụ sản xuất quốc nội tăng 2,8% trong Quý II (Nguồn: Bureau of Economic Analysis)

Kim ngạch xuất nhập khẩu có sự trái ngược rõ rệt khi ghi nhận nhập khẩu tăng vọt 6,9% (mức tăng lớn nhất kể từ Quý I/2022), trong khi đó, xuất khẩu của quốc gia lại chỉ tăng 2%.

Tín hiệu tích cực là chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (Consumer Price Index, viết tắt: CPI) đạt 2,6% trong giai đoạn từ tháng 4 - 6, thấp hơn so với con số ghi nhận trong Quý I (3,4%). Cần biết đây là thước đo quan trọng thường được Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System, viết tắt: Fed) cân nhắc điều chỉnh lạm phát.

Thông thường, CPI sẽ là một trong những yếu tố để xem xét đánh giá về tình hình lạm phát. Việc chỉ sử dụng giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân làm thước đo tính toán lạm phát đôi khi không được khách quan, bao quát ở một số ngành hàng. Bởi khi hoạt động tiêu dùng của người dân thấp, không đồng nghĩa với việc giá các mặt hàng đang ở mức cao (lạm phát giá). Đôi khi cần tính đến các trường hợp về nhu cầu, thị trường, xu hướng mua sắm.

Trong Quý II, nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 6,9%, trong khi xuất khẩu tăng  2% (Nguồn: U.S. Department of Commerce)

Bên cạnh CPI, một chỉ số khác cũng thường được Fed chú ý khi đưa ra đánh giá về tình hình lạm phát là PCE cốt lõi (Core PCE) chỉ tăng 2,9%, tức vẫn thấp mức tăng 3,7% nếu so với Quý I.

PCE (Personal Consumption Expenditures) là chỉ số tính toán chi tiêu tiêu dùng khi đã trừ đi những mặt hàng có giá thay đổi thường xuyên và biến động. Điển hình như nhiên liệu, thực phẩm.

Tóm lại, các số liệu trên cho thấy hai điều: Kinh tế tăng trưởng tốt hơn và chỉ số giá tiêu dùng (không bao gồm nhiên liệu và thực phẩm) giảm so với đầu năm. Đây đều là những cơ sở tích cực cho thấy triển vọng Fed có khả năng điều chỉnh lãi suất nhằm kích thích tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế đang đi đúng hướng.

Mặc dù các biểu hiện đang ủng hộ việc Fed đang hướng đến đợt cắt giảm đầu tiên trong bốn năm (kể từ năm 2020) tháng 9 tới, song kết quả thực tế vẫn phải chờ cuộc họp của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang vào tuần sau.

Người dân đang chờ đợi những báo cáo và kết luận của Cục Dự trữ Liên bang về cơ hội cắt giảm lãi suất (Nguồn: U.S. Department of Commerce)

Kelvin Huynh

 

 

Bình luận